Osmosis (OSMO) là gì? Tổng quan về DEX AMM đa chuỗi trên mạng Cosmos
Giao thức Osmosis (OSMO token) là một sàn DEX sử dụng cơ chế AMM được xây dựng trên mạng blockchain của Cosmos.
Tổng quan về Osmosis DEX
1. DEX Osmosis là gì?
Đúng như tiêu đề, dự án Osmosis Crypto là một giao thức DEX và AMM được xây dựng dựa trên hệ sinh thái của mạng Cosmos (ATOM). Điều đó có nghĩa là nó là một sàn giao dịch phi tập trung và định giá các loại tài sản thông qua các nhóm (pool) thanh khoản (liquidity pool) thay vì sử dụng cơ chế sổ lệnh (order book). Người dùng cung cấp thanh khoản cho pool sẽ nhận về liquidity pool token (LP token) tương ứng với nỗ lực đóng góp của họ.
Trong những vai trò này, tác dụng chính của Osmosis DEX giúp người dùng có thể thực hiện hoán đổi (swap) giữa các loại tiền tệ với nhau một cách hoàn toàn phi tập trung. Bởi vì Osmosis zone được xây dựng trên hệ sinh thái Cosmos nên người dùng có thể hoán đổi các loại tiền điện tử từ hơn 47 chuỗi khác nhau. Osmosis DEX được kỳ vọng là sẽ giúp giải quyết các vấn đề mà các mô hình AMM hiện tại đang gặp phải.
2. Hạn chế của các mô hình AMM trên thị trường
Hãy cùng BeInCrypto tìm hiểu kỹ hơn về các hạn chế của mô hình AMM để hiểu rõ hơn về những điểm nổi bật mà Osmossis Crypto mang lại cho người dùng nhé.
Một trong những hạn chế lớn nhất đối với các AMM hiện tại là chúng thiếu khả năng tương tác chuỗi chéo. Tuy nhiên, đa phần các DEX hiện tại không có khả năng này vì mỗi blockchain được xây dựng với các tiêu chuẩn khác nhau. Điều này có nghĩa là người dùng chỉ có thể giao dịch mã thông báo có nguồn gốc từ mạng AMM cơ bản. Ví dụ, Uniswap chỉ hỗ trợ mã thông báo Ethereum, Timechain là độc quyền của Fantom, Pancakeswap dựa trên BSC và Dexlot hỗ trợ Avalanche…
Việc thiếu khả năng tương tác này trong DEX có nghĩa là người dùng bị giới hạn trong việc hoán đổi/kiếm thanh khoản. Họ bị giới hạn chỉ ở các mã thông báo được lưu trữ trên một chuỗi khối nhất định. Ngoài ra, người dùng không thể tận dụng các lợi ích của các mạng khác nhau. Không những thế, điều này gây ra một vấn đề về tính tập trung của hệ sinh thái vì nó chỉ xoay quanh một mạng thay vì đa chuỗi.
Dựa trên hạn chế này, Osmosis AMM với những tính năng nổi bật giúp giải quyết vấn đề, gia tăng thêm tiện ích cho người dùng. Cụ thể là gì, hãy cùng BeInCrypto tìm hiểu kỹ hơn về Osmosis DEX trong phần tiếp theo nhé.
3. Những điểm nổi bật của DEX Osmosis là gì?
Không phải ngẫu nhiên mà dự án Osmosis Crypto được Binance lựa chọn đưa vào Binance innovation zone ngày 28/10/2022. Sự ưu ái này đến từ một số điểm nổi bật của Osmosis mà BeInCrypto sẽ giới thiệu sau đây.
- Khả năng tùy chỉnh của các liquidity pool đối với Osmosis AMM: Trên thực tế, hầu hết các AMM đều giới hạn các thông số có thể thay đổi của các liquidity pool. Ví dụ, Uniswap áp phí swap người dùng phải trả là 0.3%. Osmosis cho phép những người tham gia thị trường có thể điều chỉnh mức phí này cùng nhiều thông số khác nhau để thích ứng với từng ngữ cảnh.
- Tự quản lý liquidity pool: Không chỉ cho phép những người tham gia có thể chủ động thay đổi các tham số của nhóm thanh khoản, Osmosis còn cho phép tạo và tự quản lý các liquidity pool (self-governing). Hiểu nôm na thì tính năng quản lý pool của Osmosis cho phép đa dạng hóa các liquidity pool với những chiến lược hay khả năng chấp nhận rủi ro khác nhau. Những người đóng góp tài sản vào trong pool sẽ có quyền tham gia vào việc quyết định chiến lược của nhóm thanh khoản đó.
- Tương tác đa chuỗi: Osmosis AMM được phát triển trên mạng Cosmos nên nó có thể hỗ trợ người dùng tương tác với 47 chuỗi khác nhau khi thực hiện giao dịch thông qua Osmosis swap.
Với những tính năng hiện có, có thể nói, thông qua Osmosis zone, người dùng sẽ hạn chế trong việc sử dụng nhiều nền tảng khác nhau để giải quyết nhu cầu. Lấy ví dụ, việc thay đổi phí giao dịch sẽ giúp Osmosis linh hoạt hơn so với Uniswap. Hoặc nó có thể tạo ra các pool được ghép nối với các đường cong swap khác nhau…
Dựa trên những ưu điểm mà Osmosis zone mang lại, nó đã xây dựng thành công một hệ sinh thái rộng lớn. Trong đó có nhiều dự án được xây dựng trên Osmosis protocol như:
- Bridge: Axelar, Numina…
- Wallet: Trust Wallet, Keplr…
- Community: Osmosis Support Labs…
- NFT: WosmoNfts…
4. Đội ngũ đứng đằng sau Osmosis Crypto protocol
Dự án Osmosis Cosmos được thành lập bởi Osmosis Labs. Hai trong số những người đứng đầu thành lập Osmosis Labs lần lượt là Sunny Aggarwal và Josh Lee.
- Sunny Aggarwal bắt đầu theo học ngành kỹ thuật và khoa học máy tính vào năm 2015 tại Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ. Anh ấy bắt đầu làm việc với tư cách là một nhà khoa học nghiên cứu tại công ty phần mềm Tendermint và trong vòng một năm cũng đồng tổ chức podcast blockchain hàng tuần, Epicenter. Trước khi đồng sáng lập Osmosis Labs vào tháng 1/2021, anh ấy cũng đã đồng sáng lập doanh nghiệp cơ sở hạ tầng blockchain Sikka vào tháng 11/2018.
- Josh Lee, sống ở Hàn Quốc, bắt đầu học đại học tại Đại học Anderson, ở Indiana, Hoa Kỳ. Sau đó, anh ấy đã làm việc cho nhiều công ty blockchain, bao gồm cả với tư cách là giám đốc dự án cho Lunamint, công ty đã xuất bản các bản cập nhật tập trung vào Cosmos và là nhà phân tích phát triển hệ sinh thái cho Tendermint từ năm 2019 đến năm 2021. Trước khi đồng sáng lập Osmosis Labs, Lee cũng đồng sáng lập Chainaspsis, một công ty khởi nghiệp blockchain có trụ sở tại Hàn Quốc.
OSMO tokenomics
1. Thông tin chung
OSMO là mã thông báo gốc của mạng Osmosis Crypto. Tổng cung tối đa của OSMO token là 1 tỷ. Tính đến thời điểm BeInCrypto viết bài này, đã có khoảng 475 triệu OSMO token đang lưu hành trên thị trường.
Tỷ lệ lạm phát của Osmosis token dựa trên mô hình “thirdening” (tăng dần). Trong đó việc phát hành mã thông báo bị cắt giảm một phần ba mỗi năm. Ví dụ, nguồn cung ban đầu là 100 triệu OSMO được phát hành vào tháng 6/2021.
- Năm 1 sẽ có 300 triệu OSMO token sẽ được phát hành,
- Năm 2 sẽ có 200 triệu OSMO token.
- Năm 3 sẽ có 133 triệu OSMO.
- Cứ như vậy quá trình sẽ tiếp diễn cho đến khi tổng cung đạt 1 tỷ OSMO.
2. Cơ chế phân bổ Osmosis token
Nguồn cung ban đầu là 100 triệu OSMO, được phân chia giữa những người nhận Fairdrop và dự trữ chiến lược. Osmosis có các sự kiện trong đó các mã thông báo mới được phát hành được gọi là “daily epochs”. Các mã thông báo mới được phát hành được phân phối như sau:
- Staking reward: 25%.
- Developer vesting: 25%.
- Liquidity mining incentives: 45%.
- Community pool: 5%.
3. OSMO token được dùng để làm gì?
Trong phần này, BeInCrypto sẽ giúp bạn hiểu rõ vai trò của OSMO token trong hệ sinh thái của Osmosis Crypto. Cụ thể:
- Staking: OSMO là một dạng token PoS nên nó có thể được sử dụng để đặt cược (stake) nhằm đảm bảo an ninh cho Osmosis zone. Cũng như một số giải pháp khác, người dùng có thể stake OSMO token theo hình thức superfluid staking giúp gia tăng tiện ích cho những người nắm giữ, đồng thời cũng góp phần bảo mật cho các blockchain khác trong hệ sinh thái Cosmos.
- Voting: Chủ sở hữu Osmosis token cũng có thể bỏ phiếu cho nhiều đề xuất quản trị thông qua Keplr.
4. Sàn giao dịch, ví lưu trữ Osmosis token
- Sàn giao dịch: Người dùng có thể mua, giao dịch và sở hữu OSMO token trên một số sàn CEX như Binance, CoinEx hay BKEX… Ngoài ra, họ cũng có thể mua nó trên các sàn DEX như OraiDEX hay trên chính Osmosis DEX.
- Ví lưu trữ: Người dùng có thể lưu trữ OSMO token trên ví nóng của các sàn CEX mà BeInCrypto đã liệt kê ở trên. Ngoài ra, một vài Osmosis wallet khác như Trust Wallet hoặc Keplr…
Biến động giá OSMO token
Dựa theo dữ liệu được BeInCrypto ghi nhận từ CoinMarketCap:
- Đồng coin OSMO đã giảm ngay sau khi phát hành từ mức giá mở cửa là 5.12 USD vào ngày 05/10/2021 xuống mức thấp nhất trong ngày là 4.02 USD vào ngày 18/10/2021.
- Giá OSMO sau đó đã tăng lên mức cao nhất trong ngày là 6.65 USD vào ngày 09/11/2021, trước khi giảm giảm xuống mức thấp hàng ngày tại 4 vào ngày 15/12/2021.
- Sau đó, giá đồng coin OSMO bắt đầu tăng trở lại lên mức cao gần kỷ lục là 10.81USD vào ngày 17/1/2022, trước khi giảm hơn 31% xuống mức thấp nhất trong ngày là 7.36 đô la vào ngày 22/1/2022. Nó đã bật trở lại mức 9.22 USD vào 25/1 trước khi giảm xuống mức 6.85 USD vào ngày 31.
- Giá đồng coin này đã tăng ngay sau đó cho đến khi đạt mức cao nhất trong ngày là 9.49 USD vào ngày 07/2/2022 trước khi trượt xuống mức thấp nhất trong ngày là 7.97 USD vào ngày 14/2/2022.
- Giá OSMO token sau đó đã giao dịch tăng và giảm trở lại trước khi đạt mức ATH là 11.21 USD vào ngày 04/3/2022. Trong 30 ngày tính đến ngày 17/6, giá mã thông báo OSMO đã mất hơn 50% giá trị và 94% nữa kể từ mức ATH.
- Tính đến ngày BeInCrypto viết bài này, giá OSMO token đang giao dịch ở mức 1.61 USD với vốn hóa vào khoảng 452 triệu USD.
Lời kết
Các giải pháp như Osmosis DEX đã và đang tận dụng công nghệ blockchain để khắc phục các hạn chế trong mô hình AMM hiện có. Sự cải tiến của giải pháp Osmosis Crypto này mang đến cho người dùng các lựa chọn tốt hơn, gia tăng sự phân cấp trong lĩnh vực DeFi nói chung và tiền điện tử nói riêng.
Osmosis zone đạt được hiệu năng này bằng cách sử dụng công nghệ blockchain thế hệ thứ 3. Có lẽ cũng vì điều này khiến dự án lọt vào mắt xanh của Binance. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những giải pháp như Osmosis zone có lẽ mới chỉ là phần khởi đầu cho một chương mới trong phân khúc DeFi mà thôi.
🔰 Nơi chia sẻ Kiến thức, Kinh nghiệm và Trải nghiệm về đầu tư tài chính trong thị trường Coin 🔰
CoinThu.NET – Network Coin Thủ Việt Nam
• Channel cập nhật thông tin nhanh nhất trên Telegram: Coin Thủ Channel
• Kênh Twitter X chính thức: @CoinThuVN