Điểm lại loạt sự kiện Crypto 2022
2021 được coi là năm phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp tiền điện tử khi mà có rất nhiều các công ty, quỹ mạo hiểm đã đầu tư khoảng 30 tỷ USD vào crypto. Con số ấy nhiều hơn số tiền đầu tư của 8 năm trước cộng lại. Tất cả mọi người đều mong chờ đến sự bùng nổ cho năm 2022 tiếp theo.
Nhưng chúng ta không thể thấy được rằng: “Đây là năm nay xảy ra rất nhiều Biến cố của ngành công nghiệp Crypto 2022”.
Dưới đây, Coin thủ sẽ điểm lại các sự kiện Crypto 2022 đáng chú ý.
Crypto 2022: Năm đáng buồn của ngành công nghiệp non trẻ
Sự sụp đổ của UST, LUNA và Terra Labs
Đây được coi là vụ phá sản đầu tiên và được coi là quân domino đầu tiên có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong năm 2022.
Nhóm hacker mũ trắng Tree of Alpha đánh giá đây là “một trong những cú sập trong vòng xoáy tử thần lớn nhất lịch sử thị trường tiền điện tử”.
Hai token UST và LUNA được sáng lập bởi Daniel Shin và Do Kwon. Giá LUNA từ đỉnh 120 USD vào ngày 5/4 rơi thẳng đứng xuống còn 0,000119 USD tính đến sáng 18/5. Stablecoin UST đã giảm xuống mức thấp nhất chỉ còn 0,23 USD. Sự sụt giảm khiến các nhà đầu tư thiệt hại hàng tỷ USD.
Nguồn gốc gây ra sự khủng hoảng của LUNA có thể bắt đầu với bước đi sai lầm đến từ ban lãnh đạo với người đứng đầu là Do Kwon. Họ đã có những lỗ hổng trong thiết kế và mức lãi suất tiền gửi lên đến 20%/năm của Anchor Protocol khiến dự án trở thành một mô hình ponzi khổng lồ. Đến trước cú sập, quỹ dự trữ trả lãi của TerraForm Labs gần như không còn tiền.
Vào tháng 3 năm nay, Anchor đã thông qua một nghị quyết thay thế tỷ lệ cố định 20% bằng một tỷ lệ thả nổi. Sau đó, tờ Wall Street Journal cho biết đã có một lượng lớn UST được rút khỏi Anchor, hiệu ứng domino khiến các nhà đầu tư lo lắng và rút UST.
Mọi người bắt đầu tìm kiếm lối ra bằng cách bán UST để đổi lấy LUNA. Nguồn cung LUNA tăng vọt khiến giá giảm mạnh. Khi ngày càng có nhiều người cố gắng bán UST, cơ chế cân bằng ngừng hoạt động – UST mất peg. Cuối cùng thì Terra sụp đổ.
Các công tố viên Hàn Quốc hôm 12/12 cho biết người sáng lập Terraform Labs Do Kwon đang ở Serbia, khi họ tìm cách bắt anh với cáo buộc gian lận, thao túng thị trường liên quan đến vụ sụp đổ Luna và UST. Hiện văn phòng đang trong quá trình yêu cầu chính quyền Serbia chuyển Do Kwon về Hàn Quốc, dù không có hiệp ước dẫn độ với Serbia.
Sự sụp đổ của Luna và TerraUSD không chỉ khiến cho các nhà đầu tư mất toàn bộ số tiền của mình, khiến cho giá Bitcoin sụt giảm, thị trường crypto lao dốc, mà còn phủ lên tương lai của thị trường này một màn mây đen tối. Hàng loạt các vụ sụp đổ tiếp theo xảy ra đối với những công ty có liên quan đến TerraForm Labs có thể kể đến như: Three Arrows Capital, Voyager Digital, BlockFi, …
3AC: khi quỹ đầu tư cũng bay tài khoản vì futures
Vào đầu tháng 3/2022, Qũy đầu tư này được biết đến là đang quản lý khoản vốn lên đến 10 tỷ USD.
Quỹ đầu tư tiền số Three Arrows Capital (3AC) nộp đơn xin phá sản ở Mỹ, đẩy cuộc khủng hoảng thanh khoản trên thị trường thêm sâu sắc. Sự khởi đầu xuống dốc của Three Arrows Capital có thể được liên kết với sự sụp đổ của LUNA-UST.
3AC được cho là đã vay tiền của các nhà đầu tư và gửi vào Anchor mà không thông báo cho họ biết). Họ đã không ngần ngại khi chi 560 triệu USD để mua 10,9 triệu token $LUNA. Khi UST mất peg, số $LUNA này chỉ còn lại vỏn vẹn 600 USD.
Ngoài ra, 3AC còn bị cáo buộc sử dụng quỹ đối tác để đầu tư hàng tỷ UST vào Anchor. Sau đó, các sàn giao dịch đồng loạt thanh lý vị thế của 3AC. Sàn giao dịch tiền mã hóa Blockchain.com đối mặt với thiệt hại 270 triệu USD vì cho 3AC vay. Trong khi đó, công ty môi giới tài sản kỹ thuật số Voyager Digital nộp đơn xin bảo hộ phá sản sau khi 3AC không thể trả lại 670 triệu USD tiền nợ. Công ty cho vay Genesis và BlockFi, nền tảng BitMEX và FTX cũng là nạn nhân.
Cuối cùng thì 3AC cũng không thể trả được khoản nợ chồng chất của mình. Họ đã tuyên bố phá sản vào tháng 7 năm 2022.
Cú bank run lớn nhất trong lịch sử Crypto – FTX
FTX được biết đến là sàn giao đứng thứ 2 thế giới liên quan đến tiền điện tử. Tuy nhiên, đến đầu tháng 11/2022, FTX đã bắt đầu sụp đổ.
Nguyên nhân hàng đầu lý giải cho thất bại này chính là việc FTX đã tham gia vào những khoản đầu tư mạo hiểm đầy rủi ro bằng chính tài sản của khách hàng.
Bắt đầu của sự sụp đổ này là khi bảng cân đối tài chính của Alameda Research bị lộ ra ngoài công chúng và có dấu hiệu sai lệch. Alameda Research là quỹ đầu cơ tiền điện tử mà Bankman-Fried đã thành lập trước khi ra mắt FTX. Hai công ty có quan hệ tài chính chặt chẽ với nhau.
Vài ngày sau đó, Binance – sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới đã bắt đầu bán tháo token FTT mà họ nhận được sau các vòng đầu tư trước đó. Điều này càng làm cho thị trường hoang mang thêm. Các nhà giao dịch cũng vội vã chuyển tiền điện tử của họ ra khỏi nền tảng của FTX vì lo ngại FTX có thể là cái tên tiếp theo trong danh sách các công ty tiền số nổi tiếng sụp đổ.
FTX gặp khủng hoảng thanh khoản nghiêm trọng, họ đã phải cầu cứu Binance. Ngày 8/11, Binance thông báo sẽ mua lại FTX, nhưng ngày hôm sau Binance đã phản hồi lại rằng mình sẽ không tiếp tục việc mua FTX vì phát hiện ra những điểm yếu trong báo cáo tài chính. FTX bị đưa vào tầm ngắm điều tra minh bạch của các cơ quan chức năng.
Sam Bankman-Fried – nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của FTX thời điểm đó đã công khai tìm kiếm gói giải cứu trị giá hơn 9 tỷ USD nhưng bất thành. Công ty đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào ngày 11/11 và Sam từ chức. Sự việc đã gây ra hiệu ứng domino đối với các công ty liên quan.
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần (từ ngày 2/11-14/11/2022), vốn hóa thị trường Crypto đã bốc hơi hơn 200 tỷ USD.
Sau đó thì những hệ quả không mong muốn trên thị trường bắt đầu xảy ra:
Alameda Research cũng đã nộp đơn xin phá sản vào ngày 11/11.
Ngày 28/11, Blockfi, một công ty cho vay và dịch vụ tài chính tiền số có liên hệ chặt chẽ với FTX, đã tuyên bố phá sản.
Genesis Global Capital, một công ty cho vay tiền số khác, đã tạm dừng các khoản rút tiền vào tháng 11 vì vấn đề thanh khoản. Và hiện tại họ đang đứng trước bờ vực phá sản. Chúng ta vẫn chưa có câu trả lời chính thức cuối cùng từ Genesis.
Tiếp theo, Gemini thông báo việc hoãn rút tiền của khách hàng. Các quỹ nổi tiếng khác đã đầu tư vào FTX bao gồm Sequoia Capital, SoftBank và BlackRock cũng gặp rắc rối với các chủ đầu tư.
Vụ phá sản của FTX sẽ đi vào lịch sử như một trong những vụ phức tạp nhất từ trước đến nay và chính điều đó có thể sẽ khiến thị trường tiền mã hóa sụp đổ theo và chưa biết bao giờ mới có thể khôi phục được.
Điểm lại các vụ hack: Lỗi do công nghệ hay do con người?
- Tháng 1: Qubit Finance: Thiệt hại khoảng 80 triệu USD
Qubit Finance cho biết vào ngày 28/1 rằng nó đã bị khai thác bởi một kẻ tấn công đã đánh cắp 206.809 $BNB từ giao thức QBridge. Tổng thiệt hại được định giá là 80 triệu USD.
Theo công ty bảo mật Certik, kẻ tấn công đã tận dụng tùy chọn ký quỹ trong hợp đồng QBridge để mint 77.162 $qXETH – một số loại tiền mã hoá được sử dụng để đại diện cho Ethereum được cầu qua Qubit. Kẻ tấn công đã đánh lừa nền tảng tin rằng hắn đã staked. Sau khi đánh lừa nền tảng nhiều lần, kẻ tấn công đã đã đổi tài sản thành $BNB và biến mất.
- Tháng 2: Wormhole Bridge: Thiệt hại 320 triệu USD
Vào ngày 2/2, một kẻ tấn công đã bòn rút hơn 320 triệu $WETH khỏi giao thức Wormhole, một cầu nối tiền điện tử xuyên chuỗi phổ biến giữa Solana, Ethereum, Avalanche và những chain khác.
Người dùng Wormhole được yêu cầu stake $ETH để mint $WETH , một loại tiền điện tử được gắn với giá của Ethereum.
Công ty phân tích Elliptic đã đổ lỗi cho việc khai thác này là do Wormhole không xác thực được tài khoản “người giám hộ”. cho phép kẻ tấn công kiếm được 120.000 $WETH mà không có ethereum nào hỗ trợ. Sau đó, hacker đã đổi 93.750 $WETH lấy $ETH và đổi phần còn lại lấy $SOL. Tổng giá trị thiệt hại vào thời điểm đó là hơn 320 triệu USD.
- Tháng 3: Ronin Network – 614 triệu USD
Vụ trộm tiền điện tử lớn nhất mọi thời đại, được tính bằng giá trị của tài sản tiền điện tử tại thời điểm chúng bị đánh cắp, là cuộc đột kích vào tháng 3/ 2022 trên Ronin Network, một sàn giao dịch cho phép người chơi trò chơi điện tử Axie Infinity đổi mã thông báo trong trò chơi của họ cho người khác tiền điện tử.
Vào ngày 30/3, mạng lưới tiết lộ rằng một kẻ tấn công đã đánh cắp các khóa cá nhân cần thiết để xác thực giao dịch và đã chuyển 173.600 $ETH và 25,5 triệu $USDC, một loại tiền ổn định được gắn với USD Mỹ, vào ví của chính họ. Sử dụng tỷ lệ chuyển đổi vào thời điểm đó, điều này định giá vụ trộm là 614 triệu USD. Vụ trộm được phát hiện khi một khách hàng cố gắng thực hiện một giao dịch rút tiền hợp pháp.
- Tháng 4: Beanstalk Farms: 182 triệu USD
Vào tháng 4, một kẻ tấn công đã rút 182 triệu USD tiền điện tử từ Beanstalk Farms, một giao thức DeFi nhằm mục đích cân bằng cung và cầu của các tài sản tiền điện tử khác nhau.
PeckShield cho biết kẻ tấn công đã khai thác hệ thống quản lý phiếu bầu theo đa số của Beanstalk và bỏ phiếu để gửi cho mình 182 triệu USD. Công ty cho biết kẻ tấn công đã sử dụng một khoản vay chớp nhoáng để có được cổ phần kiểm soát trong giao thức, nhưng lợi nhuận thực tế của chúng chỉ ở mức 80 triệu USD.
- Tháng 6: Harmony Bridge, 100 triệu USD
Nhóm Lazarus có liên kết với Triều Tiên đã truy cập vào hai trong số năm khóa bảo mật của cầu nối Binance và Ethereum, phê duyệt các giao dịch hút tài sản khỏi cầu. Harmony hiện yêu cầu bốn trong năm khóa xác thực để đạt được sự đồng thuận về các giao dịch và vẫn chưa công bố kế hoạch bồi thường cho người dùng.
- Elrond: Thiệt hại khoảng 113 triệu USD
Vào tháng 6, tin tặc đã khai thác lỗ hổng trên sàn giao dịch phi tập trung Maiar để đánh cắp khoảng 1,65 triệu $EGLD, mã thông báo gốc của blockchain Elrond. Các nhà nghiên cứu cho biết kẻ tấn công đã triển khai một hợp đồng thông minh và sử dụng ba ví để đánh cắp $EGLD trị giá ước tính 113 triệu USD từ sàn giao dịch.
Các tin tặc đã ngay lập tức bán 800.000 mã thông báo với giá 54 triệu USD trên cùng một DEX và phần còn lại được bán trên các sàn giao dịch tập trung hoặc đổi lấy $ETH.
- Tháng 8: Nomad Bridge, 2022 – 190 triệu USD
Tháng 8 năm 2022 đã chứng kiến 190 triệu USD trong các loại tiền điện tử khác nhau được rút khỏi giao thức chuỗi chéo Nomad Token Bridge chỉ trong vài giờ. Do một lỗi đã được đưa vào giao thức trong quá trình cập nhật định kỳ, tin tặc có thể chuyển bất kỳ số tiền nào bằng cách chỉnh sửa mã của giao dịch trước đó.
Khi tin tặc đầu tiên thực hiện cuộc tấn công, hàng trăm người đã nhanh chóng làm theo. Vụ việc được mô tả là “vụ cướp bóc tập trung đầu tiên của đám đông đối với cây cầu chín con số trong lịch sử” và “một trong những vụ hack hỗn loạn nhất mà web3 từng thấy”.
Nomad đã tự định vị mình là một “giao thức nhắn tin xuyên chuỗi bảo mật đầu tiên” và là một phản hồi đối với hàng tỷ USD đã bị đánh cắp từ các cầu nối tương tự trong thời gian gần đây.
- Tháng 10: Binance: 570 triệu USD
Trong một trong những vụ tấn công nổi tiếng nhất trong lịch sử tiền điện tử, sàn giao dịch Binance đã bị tấn công với giá 570 triệu USD vào tháng 10/2022. Một cầu nối xuyên chuỗi, BSC Token Hub, đã bị tin tặc khai thác, dẫn đến việc tạo ra thêm Binance Coin ($BNB ) và rút 2 triệu $BNB. $BNB là mã thông báo gốc của sàn giao dịch tiền điện tử. Một lỗi trong hợp đồng thông minh đã kích hoạt vụ hack, làm nổi bật sự cần thiết của bảo mật blockchain chặt chẽ hơn.
The Merge – Thay đổi ngoạn mục trong tiêu thụ năng lượng
The Merge – sự kiện đánh dấu sự thay đổi của mạng lưới Ethereum từ cơ chế Proof of Work (PoS) sang cơ chế Proof of Stake (PoS).
Theo Ethereum.org, The Merge là sự kết hợp của Ethereum Mainet đang hoạt động dưới cơ chế Proof-of-Work với Baecon Chain đang hoạt động dưới cơ chế Proof-of-Stake.
Điều này giúp loại bỏ tiêu thụ năng lượng sử dụng để đào ETH và duy trì bảo mật của mạng lưới bằng lượng ETH đã staked. Một cách đơn giản, thay vì người dùng trên Ethereum cần cạnh tranh nhau xây các giàn máy cấu hình cao để giải thuật toán nhằm xác nhận các giao dịch trên mạng lưới, qua đó nhận ETH như một phần thưởng. Thì hiện tại, người dùng chỉ cần stake 1 lượng ETH vào một contract để giải toán, và cũng nhận được ETH phần thưởng. Một bước thực sự thú vị trong việc hiện thực hóa tầm nhìn Ethereum – khả năng mở rộng, bảo mật và bền vững hơn.
Ngày 1/12/2020, Beacon Chain đã được sinh ra nhưng tồn tại riêng biệt với Mainnet.
Và vào ngày 15/9/2022, sự kiện the Merge đã diễn ra thành công, qua đó cắt giảm năng lượng tiêu thụ lên đến 99,95%. Con số đạt được là vô cùng ấn tượng khi những lo ngại về các thợ đào Ethereum đang tiêu thụ quá nhiều điện năng, đi ngược lại với tiêu chuẩn phát triển bền vững của thế giới.
Sau the Merge, cha đẻ của Ethereum – Vitalik Buterin đã phát biểu: “Đây là bước đầu tiên trong hành trình lớn của Ethereum hướng tới việc trở thành một hệ thống hoàn thiện”.
Chỉ có thị trường card đồ hoạ là bị ảnh hưởng mạnh mẽ sau the Merge, nhiều mẫu thậm chí giảm đến gần 50%. Thị trường card ở Việt Nam rơi vào cảnh người vui kẻ buồn, khi các anh em miner chấp nhận thanh lý mớ card, còn anh em cần build PC thì lại vớ được món hời.
Ukraine: liệu Crypto có chống được lạm phát?
Ngày 24/2/2022 đánh dấu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. Sau gần 6 tháng, cuộc xung đột giữa hai bên hiện không có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc. Giao tranh vẫn tiếp diễn ở phía Đông và phía Nam trong bối cảnh Ukraine cố gắng giành lại các khu vực do Nga kiểm soát.
Ukraine được đánh giá ở phe yếu thế hơn so với Nga, do đó mọi sự chi viện đều đổ dồn cho Ukraine. Chính quyền Ukraine đã đăng một dòng tweet kêu gọi donate qua các địa chỉ ví đầu tiên trên mạng Bitcoin và Ethereum (ERC-20). Theo số liệu thống kê từ Eliptic, các địa chỉ ví các mạng Bitcoin, Ethereum, TRON, Polkadot, Dogecoin và Solana được liệt kê trong các tweet đã nhận được số tiền quyên góp trị giá lên đến 54,4 triệu USD.
Ngoài ra, nguồn tiền viện trợ còn đến từ lời kêu gọi của Come Back Alive, một tổ chức Phi lợi nhuận của Ukraine có mục tiêu hỗ trợ quân đội Ukraine. Quỹ này trước đó có kêu gọi viện trợ qua cổng Patreon, tuy nhiên đã bị Patreon đình chỉ hoạt động do vi phạm chính sách. Do đó, Come Back Alive đã đăng tweet chia sẻ các địa chỉ ví nhận viện trợ bằng crypto.
Theo số liệu từ Dune Analytics, cho đến thời điểm hiện tại, quỹ này đã kêu gọi được số tiền hơn 8 triệu USD.
Ngoài 2 nguồn trên, tiền viện trợ còn được kêu gọi từ UkraineDAO. Tài sản viện trợ cho Ukraine chủ yếu là Bitcoin và Ethereum, số còn lại là stablecoin và các NFT. Tổng số tiền được viện trợ rơi vào khoảng 63,58 triệu USD.
Tuy nhiên, việc số tiền này được rút ra, sử dụng ra sao lại đang đặt dấu chấm hỏi lớn. Nếu như Chính phủ Ukraine rút lượng crypto này ra và quy đổi sang đồng UAH, thì một lẽ đương nhiên là đồng UAH sẽ càng ngày càng giảm giá mạnh. Thực tế là người dân Ukraine đã và đang phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát cực lớn, được tính toán lên tới 26.5% tính đến tháng 11/2022, theo số liệu từ Trading Economics. Giá nhiên liệu tăng đến 90% còn giá lương thực tăng 35%. Chính phủ Ukraine đã phải chủ động hạ giá đồng UAH để tránh rơi vào khủng hoảng.
Như vậy, chúng ta thấy ngay cả khi nhận viện trợ từ crypto thì Ukraine cũng không thể tránh khỏi lạm phát. Vì thế, viện trợ từ crypto chỉ được coi là một biện pháp dùng để nhận viện trợ từ nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, việc sử dụng crypto khiến Ukraine nhận được viện trợ nhiều hơn từ các cá nhân và tổ chức thay vì trước đây chỉ có các chính phủ viện trợ lẫn nhau. Do đó, crypto đúng là đã đem đến một làn gió mới thổi dịu đi tình hình chiến sự tại Ukraine.
Hướng đi nào cho GameFi và NFT?
2021 là uptrend và xu hướng dẫn dắt chính là GameFi và NFT. Bạn còn nhớ chỉ trong vòng vài tháng, hàng loạt các dự án GameFi ra đời với đủ loại game và tính năng hấp dẫn người chơi. Và cũng chỉ trong vòng vài tháng, hàng loạt quỹ đầu tư nổi lên nhờ đầu tư hàng chục, hàng trăm nghìn USD vào các dự án đó.
Một vấn đề muôn thuở mà các dự án Game luôn gặp phải đó chính là lạm phát. Một khi người chơi đến với game vì lợi nhuận mà game có thể mang lại, họ cũng sẽ rời đi vì game không còn mang lại lợi nhuận nữa. Số lượng dự án còn hoạt động trên các mạng lưới đang giảm đi rõ rệt.
Theo số liệu từ Footprint Analytics, volume giao dịch và số lượng các giao dịch có liên quan đến GameFi giảm rất mạnh, đặc biệt từ tháng 4 đến nay. Số lượng người chơi game vẫn giữ ở mốc hơn 800 nghìn người. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, khả năng phần lớn người chơi với mục đích đúng đắn nhất của game – giải trí.
Bên cạnh game, một thị trường khác sôi động không kém là NFT cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Tổng khối lượng giao dịch giảm đến hơn 70% so với khối lượng giao dịch ở mức đỉnh tháng 8 năm 2021.
GameFi cùng NFT tạo nên 2 trụ cột chính trong mùa uptrend năm 2021. Tuy nhiên cả hai đều không giữ được sức sống khi cùng bộc lộ rất nhiều điểm yếu cần phải khắc phục.
Đối với GameFi, đó là các dự án được xây dựng trong thời gian quá ngắn, chưa hoàn thiện yếu tố cốt lõi làm nên 1 tựa game, đó chính là gameplay. Hơn nữa, yếu tố ‘earn’ trong game quá dễ bị thao túng. Token in-game mặc dù được đội ngũ phát triển gán cho nhiều tính năng, đảm bảo không bị lạm phát, nhưng cuối cùng vẫn chịu lạm phát. Mô hình ponzi trong game vẫn không thể tránh khỏi, người chơi sau trả tiền cho người chơi trước và đến một thời điểm, không còn người chơi sau nữa.
Đối với NFT, mặc dù các tài sản là độc nhất, nhưng giá của các NFT lại phụ thuộc lớn vào mức độ nổi tiếng của dự án đó. Như vậy đồng nghĩa đối với một người không theo dõi dự án, NFT là không có giá trị, mà chỉ là những hình jpeg đắt đỏ.
Trong thời gian sắp tới, nếu GameFi và NFT không có những cải tiến, như một lẽ tất yếu, cả 2 sẽ bị đào thải. Hành trình cải tiến của GameFi có lẽ là tập trung vào yếu tố ‘play’ nhiều hơn, thay vì tập trung vào quảng cáo cho yếu tố ‘earn’. Gameplay là thứ giúp người chơi ở lại với game, vì bản chất của game là thu hút người chơi đổ công sức vào để đổi lại sự giải trí, không phải vì phần thưởng. Phần thưởng trong game chỉ nên mang tính khích lệ. Tương tự, NFT cần trở về đúng với mục đích nó được sinh ra, đó chính là đánh dấu các tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa. Các nhà sáng tạo NFT dần dần sẽ có thị trường của riêng họ, không bị làm giả, không cần phải đảm bảo sáng chế.
Tổng kết
Trải qua một năm 2022 đầy sóng gió khi phải chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, crypto vẫn đang cho thấy đầy đủ cả 2 mặt: lỗ hổng và tiềm năng phát triển.
Về lỗ hổng, khủng hoảng ập đến đã vạch ra rất nhiều yếu điểm trong bảo mật cũng như tính minh bạch của các dự án. Trong đó, bảo mật của hệ thống blockchain đang nhận được nhiều sự chú ý khi liên tiếp những vụ hack xảy ra, số tiền thiệt hại lên tới hàng tỷ USD. Những lỗ hổng thuộc các dự án hạ tầng mới ngay lập tức đã bộc lộ. Điều này đặt dấu hỏi lớn về việc các nhà phát triển có thực sự kiểm tra các tính năng trên sản phẩm trước khi đưa vào hoạt động hay chưa? Bên cạnh lỗ hổng bảo mật, 2022 cũng vạch ra những sự thiếu minh bạch trong cách vận hành của các tổ chức lớn như Terralabs, Three Arrow Capital hay FTX. Binance cũng đang bị các tổ chức chính phủ Hoa Kỳ dòm ngó.
Về tiềm năng phát triển, chúng ta thấy được hàng loạt những cải tiến mới, lớn nhất phải kể đến Ethereum khi tiến hành thành công the Merge – cuộc cách mạng về năng lượng. Ngoài ra, hàng loạt những cái tên layer 2 của Ethereum ra mắt ưu điểm fee cực rẻ hứa hẹn dư địa phát triển rất lớn. Sân chơi NFT và GameFi cũng đang bỏ ngỏ nhiều tiềm năng nếu các dự án chăm chút và đầu tư vào trải nghiệm game hơn thay vì chỉ chú ý vào lợi nhuận.