Bước đầu tiên để nhập môn thị trường Crypto?
Để tìm hiểu Blockchain chắc hẳn anh em newbie đã tham khảo rất nhiều tài liệu trên Internet, “Các bước để tìm hiểu Crypto”, “Bắt đầu học blockchain như thế nào?”,… không khó để tìm kiếm điều gì đó ở thời đại số này. Nhưng thông tin trên internet được sắp xếp một cách hỗn loạn và không có thứ tự, chồng chéo nhau,… Và đây là chiến lược 5 bước tìm hiểu về Blockchain mà CoinThu.NET dành cho anh em tham khảo và bắt đầu hành trình “Nhập môn thị trường Crypto”:
- Tìm hiểu các khái niệm cơ bản: Blockchain là gì, các thuật ngữ về công nghệ blockchain.
- Tìm hiểu về các ứng dụng của Blockchain: Các lĩnh vực như tài chính, bảo mật, y tế, giáo dục,… vv…
- Tìm hiểu các loại Blockchain: Blockchain công cộng (Public Blockchain), Blockchain riêng tư (Private Blockchain), và Blockchain consortium.
- Tìm hiểu về các dự án Blockchain đang hoạt động: Ví dụ như Bitcoin, Ethereum, Arbitrum, Solana…
- Tìm hiểu giao lưu cộng đồng, kiến thức khác, kinh nghiệm, trải nghiệm của những người tham gia thị trường có kinh nghiệm.
Ở bài viết này, CoinThu.NET sẽ cung cấp cho anh em “Phần 1: Tìm hiểu các khái niệm cơ bản Blockchain là gì, Các thuật ngữ về công nghệ BlockChain” một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.
Tìm hiểu về Blockchain
- Blockchain là gì:
- Blockchain (chuỗi khối), tên ban đầu block chain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó. (Theo Wikipedia)
- Tại sao gọi Blockchain là giải pháp?
- Ngành tài chính truyền thống luôn đang tìm kiếm các giải pháp mới để giảm thiểu các vấn đề về an toàn dữ liệu, giảm chi phí và tăng tính tin cậy trong giao dịch. Blockchain được xem là một giải pháp tốt nhất cho ngành tài chính truyền thống vì nó giải quyết được rất nhiều vấn đề nan giải.
- Để có thể hiểu 1 cách đơn giản về điều này, hãy đến với 1 ví dụ:
- Giao dịch từ thời xưa:
- Trong giao dịch ngày xưa, khi A thỏa thuận với B về việc gửi hoặc vay mượn tiền, họ sẽ ghi lại thông tin giao dịch vào một cuốn sổ, (Ta gọi tên nó là sổ cái). Sổ cái này sẽ được giữ bởi một người trung gian được tin cậy, C. Và đương nhiên C là người mà A và B rất tin tưởng.
- (Ảnh minh họa)
- Chúng ta có các thành phần tham gia như sau:
- A và B: là 2 người tham gia giao dịch
- C: là người uy tín làm trung gian giao dịch
- Sổ cái: Bằng chứng giao dịch (Chất liệu bằng giấy).
- Lúc này sẽ xuất hiện vấn đề:
- Giấy tờ dễ bị mối mọt phá hỏng hoặc thấm nước và bị rách, nát: Thông tin lưu trữ trên giấy tờ có thể mất đi hoặc không tồn tại nữa, ví dụ như A đã vay tiền từ B trong vòng 12 năm nhưng sau 10 năm cuốn sổ bị hỏng và không thể xem được thông tin trên đó.
- Thông tin có thể bị thay đổi hoặc phá huỷ: Ai đó có thể lấy trộm giấy tờ và xóa hoặc phá huỷ, sửa đổi một phần thông tin trên đó, làm cho nó không còn chính xác nữa.
- Sự tồn tại trung gian thứ 3: Giấy tờ lại được một người trung gian thứ 3 có uy tín nắm giữ, và không phải bất kì lúc nào cũng có thể tìm được một người trung gian có uy tín để xác nhận. Và nếu tìm được, 2 bên giao dịch phải hoàn toàn tin tưởng vào trung gian thứ 3 đó.
- Giao dịch hiện đại hơn: Hệ thống ngân hàng
- Ngân hàng ra đời để thay thế cho người C – người trung gian thứ 3 trong giao dịch thời xưa. Và cuốn sổ cái bằng giấy ở trên được thay thế bằng hệ thống máy tính, công nghệ của ngân hàng.
- (Ảnh minh họa)
- Chúng ta có các thành phần tham gia như sau:
- Chúng ta có các thành phần tham gia như sau:
- A và B: là 2 người tham gia giao dịch
- C: Ngân hàng
- Sổ cái: Được lưu trữ bằng hệ thống các máy tính của ngân hàng.
- Sự ưu việt của hệ thống ngân hàng so với giao dịch xưa:
- Được bảo đảm bởi chính phủ và nhà nước cho quyền lợi của người giao dịch.Thông tin được lưu trữ bền vững trong hệ thống máy tính mà không lo bị “mục nát” hoặc hỏng theo thời gian.Có nhiều ngân hàng uy tín và khách hàng có thể để dàng giao dịch.
- Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng cũng có những vấn đề như:
- 1. Nguy cơ bị dữ liệu bị tấn công: Vì chứa nhiều thông tin quan trọng, máy chủ ngân hàng luôn là mục tiêu của tấn công. Dữ liệu vẫn có thể bị mất hoặc sửa đổi.
- 2. Vẫn còn tồn tại trung gia thứ 3: Các thông tin của khách hàng được lưu trữ tập trung trên hệ thống dữ liệu của ngân hàng. Họ có thể khai thác hoặc bán thông ti cho bên thứ 3. Ngoài ra, các hệ thống ngân hàng nhà nước còn có thể yêu cầu đóng băng tài khoản người dùng. Đây là điều mà người dùng không hề mong muốn.
- 3. Sự chậm trễ và gián đoạn: Các ngân hàng bị phụ thuộc vào trung tâm quản lý và xử lý giao dịch, nên nếu trung tâm quản lý gặp vấn đề thì có thể các giao dịch bị gián đoạn hoặc chậm trễ. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn bị hạn chế về thời gian giao dịch, một số giao dịch sẽ không thực hiện được vào các ngày nghỉ trong tuần và nghỉ lễ.
- 1. Nguy cơ bị dữ liệu bị tấn công: Vì chứa nhiều thông tin quan trọng, máy chủ ngân hàng luôn là mục tiêu của tấn công. Dữ liệu vẫn có thể bị mất hoặc sửa đổi.
Từ những vấn đề đó, blockchain ra đời để giải quyết các vấn đề kể trên.
Ai đã tạo ra BlockChain?
Blockchain được tạo ra bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008.
2009, Blockchain đã được thực hiện với vai trò làm nền tảng cho Bitcoin, đánh dấu sự ra đời của công nghệ Blockchain và tiền điện tử đầu tiên trên thế giới. Điều này cũng đặt nền móng cho sự phát triển của thị trường Crypto.
(Đọc thêm về Lịch sử hình thành BlockChain)
Một số tính chất nổi bật của BlockChain
- Tính phi tập trung (Decentralized):
- Blockchain chạy tự động dựa trên các giải thuật máy tính, không bị bất cứ tổ chức nào quản lý. Vì vậy, blockchain tránh được những rủi ro từ bên ngoài.
- Tính phân tán (Distributed):
- Dữ liệu được lưu trữ trong nhiều khối tương tự nhau nhưng được phân tán rộng rãi. Do đó, dữ liệu vẫn còn an toàn trên Blockchain ngay cả khi một số nơi bị mất hoặc hư hỏng.
- Tính đồng thuận: (Consensus)
- Cơ chế đồng thuận trong BlockChain tạo ra 1 quy tắc giúp cho mạng lưới được duy trì với 1 hệ nguyên tắc thống nhất. Làm cho các thông tin không bị xung đột.
- Không thể thay đổi:
- Một khi dữ liệu đã được ghi vào trong block của Blockchain thì nó không thể bị thay đổi hoặc sửa chữa. Điều này do đặt tính của thuật toán đồng thuận và mã hash.
- Tính bảo mật:
- Chỉ có người dùng sở hữu Private Key (Khóa riêng tư) mới có thể truy cập các dữ liệu bên trong Blockchain.
- Tính minh bạch:
- Như đã nói ở trên, các giao dịch trong Blockchain được lưu lại và không thể sửa đổi. Mọi người có thể check xem các giao dịch này để kiểm tra lịch sử các giao dịch, số dư của ví một cách công khai.
- Hợp đồng thông minh: (Smart Contract):
- Dựa vào cơ chế của hợp Smart Contract, các điều khoản được ghi trong hợp đồng sẽ được thực hiện khi các điều kiện của hợp đồng đã được thỏa mãn. Nghĩa là không ai có thể ngăn cản, dừng hoặc hủy giao dịch.
(Đọc thêm về Cơ chế hoạt động của BlockChain)
Khái niệm cơ bản – Các thuật ngữ:
Airdrop – Token được phân phối miễn phí bởi một nhà phát triển mạng lưới Cryptocurrency.
Altcoin – Tất cả cryptocurrency ngoại trừ Bitcoin được gọi là Altcoin (viết tắt từ “alternative coin”).
ASIC – Viết tắt của “Application Specific Integrated Circuit”, ASIC là con chip được thiết kế đặc biệt. Trong thế giới của Blockchain, ASIC là con chip được phát triển để chạy phần mềm dùng trên các máy đào và được công nhận có khả năng vượt trội hơn CPU và GPU thông thường.
Bitcoin – Tiền điện tử đầu tiền và có tổng vốn hóa lớn nhất. Bitcoin được ra mắt vào năm 2009 dưới dạng tiền tệ phi tập chung (decentralized currency), được xây dựng trên công nghệ Blockchain.
Blockchain – Một cơ sở dữ liệu phi tập chung, được xây dựng trên một chuỗi các khối được liên kết với nhau. Tất cả các giao dịch trên mạng lưới được lưu trữ trên sổ kế toán (sổ cái) công khai, tồn tại trên toàn mạng, không cần một máy chủ trung tâm ủy quyền cho các giao dịch trên mạng.
Cold Storage – Biện pháp bảo mật lưu trữ cryptocurrency trong một môi trường ngoại tuyến (offline environment). Đây có thể là thiết bị lưu trữ (USB) hoặc ví giấy.
Consensus – Sự đồng thuận. Vì mạng lưới Blockchain mang tính phi tập chung (decentralized) nên sự đồng thuận là yếu tố vô cùng quan trọng.
Cryptocurrency (Tiền mã hóa) – Ứng dụng đầu tiên của Blockchain. Tiền mã hóa được thiết kế và lưu trữ trên mạng lưới phi tập chung với mỗi token và các giao dịch được mã hóa.
DAO – Viết tắt của “Decentralized Autonomous Organization”. Một tổ chức được xây dựng dựa trên bộ quy tắc và quyền tự quyết có cấu trúc mô hình phân cấp của Blokchain, loại bỏ những thủ tục rườm rà và tốn kém chi phí về nhân lực.
Dapps – Viết tắt của “Decentralized apps”. Về cơ bản, đây là những chương trình sử dụng Blockchain để tạo ra các ứng dụng chạy trên mạng phân cấp.
Decentralized – Mô hình phân tán phi tập chung, là mô hình mang ý tưởng chia phần việc ra và phân về cho những bộ phận nhỏ xử lý, ra quyết định ở cấp bộ phận. Quyền lực được chia đều đối lập hoàn toàn với mô hình Centralized.
Digital signature – Mã định danh duy nhất được cung cấp cho một người dùng, một token hoặc một giao dịch trong mạng lưới Blockchain.
Distributed Ledger – Công nghệ sổ cái phân tán là một mạng ngang hàng P2P (peer-to-peer) sử dụng các thuật toán đồng thuận, để đảm bảo việc sao lưu qua các node được thực hiện.
Fork – Sự thay đổi của một mạng lưới Blockchain, mỗi thay đổi phải được sự đồng thuận của người dùng. Nếu đủ số người dùng chấp nhận việc nâng cấp hoặc thay đổi mã code, Fork sẽ được triển khai trên toàn hệ thống. Một thay đổi mà vẫn hỗ trợ các phiên bản cũ của mạng, được gọi là Soft Fork. Một thay đổi không tương thích ngược lại, được gọi là Hard Fork. Đôi lúc, sự chia rẽ trong cộng đồng liên quan đến một Hard Fork có thể xuất hiện một mạng lưới Blockchain hoàn toàn mới, song song được tạo ra. Ví dụ trường hợp của Bitcoin Cash và Ethereum Classic.
Full Node – Là một node thực thi đầy đủ các quy tắc của một mạng lưới Blockchain (chạy phần mềm đầy đủ của một mạng lưới Blockchain).
Genesis block – Khối (block) đầu tiên trên mạng Blockchain.
Hash – Một thuật toán sinh ra các giá trị băm tương ứng với mỗi khối dữ liệu. Khi lưu trữ thông tin trên Blockchain, giá trị băm đóng vai trò là khóa cho việc xác định khối (block) bằng cách chuyển đổi thành một chuỗi các số và chữ cái.
ICO – Viết tắt của “Initial Coin Offering”. Hình thức huy động vốn của các nhà đầu tư bằng các phát hành ra token từ nhà phát triển.
Ledger – Nhật ký kỹ thuật số của tất cả các giao dịch diễn ra trên mạng lưới Blockchain. Bản sao sổ kế toán được lưu trữ trên mạng và được cập nhật liên tục để phù hợp với nhau, vì vậy các giao dịch có thể được xác minh bởi bất kỳ ai kết nối với mạng.
Lightning Network – Một giải pháp được thiết kế để tăng tốc độ xử lý giao dịch trên mạng Blockchain. Mạng Lightning tạo ra một mạng P2P để xử lý các giao dịch, trước khi được ghi lại trên sổ cái công cộng Blockchain.
Liquidity – Thanh khoản. Có thể nhận ra, cryptocurrency dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Tính thanh khoản phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả cung và cầu, thời gian xử lí giao dịch.
Mining – Hành động sử dụng sức mạnh máy tính để xác nhận khối (block) trên mạng lưới và được thưởng bằng token. Mỗi giao dịch được mã hóa bằng một phương trình đòi hỏi sức mạnh tính toán lớn xử lí. Thợ đào giải phương trình đầu tiên cho phép giao dịch diễn ra và được thưởng một khoản phí nhỏ.
Mining pool – Một hệ thống phần mềm tập chung nhóm các thợ đào để có thể xác nhận khối (block) và xử lí giao dịch nhiều hơn. Lợi nhuận sẽ được phân chia cho các thành viên trong nhóm.
Node – Một máy tính kết nối với hệ thống và giữ một bản sao lưu của sổ cái Blokchain.
Paper wallet – Một trong những biện pháp bảo mật lưu trữ cryptocurrency trong môi trường ngoại tuyến (Cold storage). Ví giấy có thể được in ra trên bất kỳ máy in nào, bao gồm khóa công cộng và khóa riêng tư duy nhất của người dùng, được mã hóa dưới dạng mã QR. Người dùng muốn giao dịch cần phải quét ví giấy.
Peer-to-Peer (P2P) – Hành động chia sẻ thông tin trực tiếp giữa hai bên trên một mạng nhất định mà không cần một máy chủ trung gian để truyền dữ liệu.
Private Key – Khóa bảo mật riêng tư là một dạng mã hóa cryptocurrency. Mỗi người dùng trên mạng đều có khóa bảo mật riêng tư, tương đương như mật khẩu để truy cập vào tài khoản.
Đây là một ví dụ cho Private Key: 3a1076bf45ab87712ad64ccb3b10217737f7faacbf2872e88fdd9a537d8fe266
Proof of Stake (PoS) – Một thuật toán về việc chứng minh cổ phần, xác định người dùng nào đủ điều kiện xác nhận khối vào Blockchain, để kiếm được một khoản phí khai thác. Những người có nhiều token hơn sẽ được ưu tiên hơn những người có ít token.
Proof of Work (PoW) – Một thuật toán về việc chứng minh bằng công, xác định người dùng nào đủ điều kiện xác nhận khối vào Blockchain, để kiếm được một khoản phí khai thác giống với PoS. Tuy nhiên với PoW, tính đủ điều kiện được xác định qua sức mạnh tính toán chứ không phải số lượng tài sản của thợ mỏ.
Public Key – Là một đoạn mã (hay địa chỉ) cho phép nhận cryptocurrency từ người gửi.
Đây là một ví dụ cho Public Key: 0x46Cd39D9555A5aa22d9f31996B7276B7b42959A2
SegWit – Viết tắt của “Segregated Witness”, là một bản cập nhật được đề xuất cho phần mềm Bitcoin, Segwit ra đời với mục đích vá lỗi các vấn đề nghiêm trọng và cải thiện một số các chức năng. Có thể coi SegWit là một trường hợp Soft Fork.
Smart Contract – Một thuật toán sử dụng công nghệ Blockchain để tự động thực hiện một hợp đồng. Các điều khoản của một hợp đồng thông minh được thực hiện khi các bên tham gia đáp ứng tất cả các yêu cầu. Hợp đồng thông minh được phổ biến bởi mạng lưới Ethereum.
Token – Loại tiền tệ đại diện của một mạng Blockchain, mang lại giá trị thông qua các giao dịch trên mạng lưới.
Ví dụ: Token của Bitcoin kí hiệu là BTC, Token của Cardano kí hiệu là ADA,…
Transaction Fee – Phí giao dịch. Vì các giao dịch trên một mạng Blockchain đòi hỏi sức mạnh tính toán đáng kể, các thợ mỏ trên mạng lưới cạnh tranh cho quyền xử lý giao dịch. Thợ mỏ đầu tiên xử lý sẽ nhận phí giao dịch.
Wallet – Ví là một chương trình trực tuyến cho phép người dùng lưu trữ, chuyển và xem số dư trong tài khoản. Các ví khác nhau sẽ hỗ trợ các loại cryptocurrency khác nhau. Một số ví hỗ trợ nhiều loại cryptocurrency trên một nền tảng duy nhất.
Whitepaper – Một bản báo cáo mô tả chi tiết về dự án ICO (Initial Coin Offering) của một công ty hay một nhóm nhà phát triển sẽ thực hiện, giúp nhà đầu tư có một cái nhìn tổng quan về dự án, từ đó đưa ra quyết định đầu tư.